Nộp thuế kinh doanh trên sàn thương mại điện tử như thế nào?

Theo quy định tại Nghị định 91/2022/NĐ-CP (sửa đổi Nghị định 126/2020/NĐ-CP), sàn thương mại điện tử (TMĐT) không phải nộp thuế thay cho người bán là cá nhân kinh doanh trên sàn TMĐT. Nhiều người bán và thậm chí cả cơ quan thuế đều đang gặp vướng mắc về việc các cá nhân này phải tự tính và nộp thuế như thế nào.

MyVietnamTax xin trao đổi góc nhìn của mình về vấn đề này như sau:

1, Cá nhân kinh doanh trên sàn TMĐT có phải nộp thuế?

a) Về thuế GTGT

Theo Điều 3 Luật thuế GTGT: Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định.

Theo Điều 4 Luật thuế GTGT: Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT.

Theo Điều 11 Luật thuế GTGT: Hộ, cá nhân kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng mà cụ thể là: Số thuế GTGT phải nộp = tỷ lệ % nhân với doanh thu.

Như vậy, theo quy định tại Luật: Hộ, cá nhân kinh doanh phải nộp thuế GTGT khi kinh doanh HHDV chịu thuế GTGT với số thuế phải nộp đã có PP tính được quy định cụ thể.

b) Về thuế TNCN

Theo Điều 2 Luật thuế TNCN: Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế.

Theo Điều 3 Luật thuế TNCN: Thu nhập chịu thuế bao gồm Thu nhập từ kinh doanh, trong đó có Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

Theo Điều 10 Luật thuế TNCN: Cá nhân kinh doanh nộp thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ trên doanh thu đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh.

Như vậy, theo quy định tại Luật: Cá nhân kinh doanh phát sinh thu nhập từ kinh doanh (sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ) thì phải nộp thuế TNCN với số thuế phải nộp đã có cách tính được quy định cụ thể.

Tóm lại: Cá nhân kinh doanh bán HHDV trên sàn TMĐT phải nộp thuế TNCN và nộp thêm thuế GTGT (nếu HHDV thuộc đối tượng chịu thuế GTGT). Phương pháp tính: Doanh thu * tỷ lệ % (quy định tại Luật và cụ thể tại Thông tư 40/2021/TT-BTC ("TT 40")).

2, Vì sao lại có vướng mắc khi áp dụng TT 40/2021/TT-BTC?

Theo quy định tại TT 40 ban đầu (chưa sửa đổi bởi Thông tư 100/2021/TT-BTC): Tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện việc khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân theo lộ trình của cơ quan thuế và khai thuế, nộp thuế theo tháng hoặc quý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Như vậy, theo thiết kế ban đầu của nhà làm luật, cá nhân kinh doanh trên sàn TMĐT không phải tự kê khai mà các chủ sở hữu sàn TMĐT sẽ phải kê khai thay theo doanh thu thực tế phát sinh của CNKD. Do đó, không có các quy định riêng tại TT 40 để hướng dẫn về nộp thuế của cá nhân kinh doanh trên sàn TMĐT.

Sau đó, trước phản ứng của các sàn TMĐT, Bộ Tài chính đã sửa đổi TT 40 bằng TT 100. Theo đó, các sàn TMĐT chỉ kê khai trên cơ sở ủy quyền (không phải trách nhiệm bắt buộc như trước đó). Tuy nhiên, TT 100 lại chưa bổ sung hướng dẫn kê khai đặc thù cho các CNKD trên sàn TMĐT (chẳng hạn áp dụng PP kê khai theo doanh thu tại các sàn nhưng không cần áp dụng chế độ kế toán).

Vì vậy, các PP áp dụng cho cá nhân tự kê khai tại TT 40 chưa thật sự phù hợp với CNKD trên sàn TMĐT.



3, Áp dụng Thông tư 40/2021/TT-BTC cho cá nhân kinh doanh trên sàn TMĐT

3a, Áp dụng PP nào?

Với CNKD tự kê khai nộp thuế thì hiện theo TT 40 có 3 phương pháp như sau:

Như vậy, nếu cá nhân kinh doanh không lựa chọn áp dụng PP kê khai thì sẽ áp dụng PP khoán.

Lưu ý: Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có quy mô về doanh thu, lao động đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (Điều 6 Nghị định 39/2018/NĐ-CP) phải thực hiện chế độ kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai.

3b, Nộp thuế đối với PP khoán như thế nào?

3b.i) Tình huống thông thường

Tại khoản 4 Điều 7 và Điều 13 TT 40 quy định, Hộ khoán thực hiện:
  • Khai thuế theo năm quy định tại điểm c khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế (tức là Chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước liền kề đối với hồ sơ khai thuế khoán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán)
    • Lưu ý: Căn cứ hồ sơ khai thuế của hộ khoán và cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế: CQT sẽ xác định mức thuế khoán áp dụng cho hộ khoán (theo khoản 2 Điều 51 Luật Quản lý thuế).
  • Nộp thuế theo thời hạn ghi trên Thông báo nộp tiền của cơ quan thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật Quản lý thuế (CQT gửi Thông báo chậm nhất là ngày 20 tháng 01 hằng năm).

Theo Điều 51 Luật Quản lý thuế, Cơ quan thuế căn cứ vào tài liệu kê khai của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn để xác định mức thuế khoán.

Lưu ý: Cho các năm tính thuế từ 2023 trở đi, CNKD trên sàn TMĐT lưu ý nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất ngày 15/12 của nằm liền trước. {alertWarning}

3b.ii) Tình huống đặc biệt

Trường hợp hộ khoán không xác định được doanh thu khoán, không nộp hồ sơ khai thuế hoặc doanh thu tính thuế khoán xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế thực hiện ấn định doanh thu và xác định mức thuế khoán theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế.

Như vậy, đối với cá nhân kinh doanh trên sàn TMĐT thuộc đối tượng áp dụng PP khoán mà chưa khai thuế cho năm tính thuế trước ngày 15/12 của năm liền trước thì cơ quan thuế thực hiện ấn định doanh thu và xác định mức thuế khoán. {alertInfo}

Việc ấn định thuế thực hiện theo khoản 2 Điều 14 và Điều 15 Nghị định 126/2020/NĐ-CP. Trong trường hợp của CNKD trên sàn TMĐT, căn cứ ấn định thuế về cơ bản sẽ là cơ sở dữ liệu thương mại (dữ liệu do sàn TMĐT cung cấp).

4, Việc truy thu của cơ quan thuế có đúng quy định không?

Thông tư 92/2015/TT-BTC có hiệu lực từ 30/7/2015 đến ngày 30/6/2021 (trước khi bị thay thế bởi TT 40). Quy định về PP khoán tại TT 92 về cơ bản tương tự tại TT 40. Do đó, 
  • Đối với các năm tính thuế 2016-2021, trường hợp CNKD không nộp hồ sơ khai thuế khoán thì sẽ bị ấn định thuế.
  • Đối với năm tính thuế 2022, quy định tại TT 40 có hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ thuế khoán cho năm 2022 (do có hiệu lực đến 31/12/2021) nên cá nhân kinh doanh trên sàn TMĐT không phải nộp hồ sơ thuế khoán, do đó không phải nộp thuế khoán.

Như vậy, việc cơ quan thuế truy thu thuế của cá nhân kinh doanh trên sàn TMĐT cho giai đoạn 2016-2021 là hoàn toàn có cơ sở pháp lý để thực hiện (Đối với năm 2022 thì chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng để thực hiện).

5, CNKD cần phải làm gì?

Như đã nói ở trên, CNKD trên sàn TMĐT cần chủ động nộp hồ sơ khai thuế khoán để tránh bị phạt do không nộp hồ sơ khai thuế và để được cơ quan thuế thông báo số tiền thuế phải nộp (không phải chờ cơ quan thuế ấn định thuế kéo dài thời gian chậm nộp dẫn đến tăng tiền chậm nộp thuế).

Để tránh phức tạp, CNKD cũng có thoả thuận với sàn TMĐT để các sàn kê khai, nộp thuế trên cở sở uỷ quyền. Việc này sẽ giúp CNKD tiết kiệm được thời gian khai, nộp thuế.



Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Bài viết chỉ chứa đựng thông tin chung và nhằm mục đích tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn cho trường hợp cụ thể của người đọc. Vui lòng cân nhắc kĩ càng trước khi sử dụng để đưa ra các quyết định.